Template blogspot bất động sản


TINH DẦU SẢ


TINH DẦU BƠ


TINH DẦU TREO XE


CHUỐI ÉP HTX HẠC GIẤY

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HẠC GIẤY

HTX Hạc Giấy – Tiếp nối yêu thương cộng đồng, trồng trọt và chế biến các sản phẩm hữu cơ đặc trưng Tây Nguyên.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM HTX HẠC GIẤY

ĐẶC ĐIỂM TINH DẦU SẢ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HẠC GIẤY


THÔNG TIN TINH DẦU SẢ CHANH

  • Tên khoa học: Lemongrass Oil.
  • Hương Thơm: Nhẹ, thoáng, trong lành, mùi đặc trưng của sả.
  • Phương pháp chiết xuất: Chiết xuất bằng hệ thống hơi nước.
  • Thành phần chiết xuất: Cây sả.
  • Tinh dầu sả JAVA chai 30 ml giá 110.000 đ.
  • Tinh dầu sả ẤN ĐỘ chai 30 ml giá 140.000 đ.
  • Tinh dầu sả CHANH chai 30 ml giá 160.000 đ.
  • Xuất sứ: HTX Nông Nghiệp Hạc Giấy, Chư Sê, Gia Lai.
  • TINH DẦU SẢ JAVA: Được chiết xuất từ loài sả có tên Cymbopogon winterianus (còn được là sả đỏ hay sả xòe). Thành phần hoạt tính của nó gồm: geraniol (40.06%), citronellal (27.44%) và citronellol (10.45%).
  • TINH DẦU SẢ CHANH: Sả chanh hay còn gọi là sả dịu, đây là loại tinh dầu sả phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Nó cũng chính là loại sả được trồng phổ biến tại nước ta, loại sả mà bạn hay dùng làm gia vị chính là nó.

CÓ NHỮNG LOẠI TINH DẦU SẢ NÀO ? THÀNH PHẦN RA SAO ?







SẢN PHẨM NỔI BẬT HTX NÔNG NGHIỆP HẠC GIẤY

BẠN ĐANG TÌM KIẾM MỘT LOẠI TINH DẦU CÓ HƯƠNG THƠM DỄ CHỊU, QUYẾN RŨ VÀ ĐẶC BIỆT LÀ PHẢI CÓ KHẢ NĂNG GIÚP GIẢI TỎA CĂNG THẲNG CŨNG NHƯ TÂM LÝ TIÊU CỰC? NẾU VẬY TINH DẦU SẢ LÀ MỘT SỰ LỰA CHỌN RẤT HỢP LÝ!

THUỐC ĐUỔI CÔN TRÙNG TỰ NHIÊN TỐT NHẤT HIỆN NAY


Loại tinh dầu này đã được đăng ký là thuốc chống côn trùng có nguồn gốc thực vật ở Mỹ vào năm 1948. Thậm chí nó còn được chứng minh là có khả năng đẩy lùi loài muỗi Aedes aegypti. Một loài muỗi làm lây lan bệnh sốt xuất huyết và virus zika. Theo một nghiên cứu, để duy trì tác dụng xua đuổi muỗi hay côn trùng của tinh dầu sả bạn cần phải bôi lại nó cứ 30-60 phút một lần. Bạn có thể dùng nó bằng cách pha với tinh dầu dừa rồi thoa lên da hoặc cho vào bình để xịt lên quấn áo, tóc.

GIẢM CĂNG THẲNG


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu sả có khả năng kích thích hoạt động của hệ thần giao cảm, góp phần làm giảm căng thẳng, giải tỏa stress. Để sử dụng tác dụng này, bạn hãy khuếch tán tinh dầu khắp phòng hoặc hít mỗi khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.

GIẢM ĐAU


Tinh dầu sả có chứa các hợp chất có tác dụng chống lại các gốc tự do, nhờ vậy mà nó có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra một chất dễ bay hơi có trong tinh dầu sả tên là geraniol, có khả năng chống lại quá trình oxy hóa từ đó chống lại các gốc tự do (nguyên nhân gây bệnh và làm tổn thương tế bào). Chính nhờ đặc tính này, bạn có thể loại tinh dầu này để làm thuốc giảm đau tự nhiên. Áp dụng rất tốt cho các trường hợp đau cơ, đau khớp.

TIÊU DIỆT KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT


Nghiên cứu cho thấy hoạt tính geraniol có trong tinh dầu sả có khả năng tiêu diệt các loại ký trùng có trong đường ruột. Cụ thể là các loại giun sán. Điều quan trọng là nó hoàn toàn an toàn và không gây hại gì cho vật chủ.

DẦU GỘI, DẦU SẢ TỰ NHIÊN


Đây cũng là một trong những ứng dụng rất phổ biến của tinh dầu sả. Nó giúp làm sạch da đầu, tóc, loại bỏ nhờn và gàu khá hiệu quả.

ĐIỀU KHIỂN THÚ CƯNG


Nghe có vẻ hơi lạ nhỉ? Nhưng bạn đang đọc đúng rồi đó! Tinh dầu sả có thể làm cho chó ngừng sủa, nếu bạn không tìn thì cứ làm một cái vòng cổ có chứa tinh dầu sả rồi đeo cho chú chó nhà bạn xem. Bạn cũng có thể dùng loại tinh dầu này để khiến cho những chú chó tránh các đồ dùng mà bạn không muốn nó cắn. Cách thực hiện đơn giản thôi, chỉ cần cho tinh dầu sả vào bình xịt rồi xịt vào những đồ dùng trong nhà là xong! Nếu bạn hỏi mình: Thế nó có tác dụng với mèo không? Câu trả lời là: Có. Thậm chí mèo còn nhạy cảm với sả hơn cả chó.

NÊN MUA TINH DẦU SẢ NÀO TỐT? MUA Ở ĐÂU?

NÊN MUA TINH DẦU SẢ NÀO TỐT? MUA Ở ĐÂU?

ĐĂNG KÝ MUA SẢN PHẨM TINH DẦU SẢ

Quý Khách Hàng Vui Lòng Điền Đầy Đủ Thông Tin Để NhậnƯu Đãi Từ Phòng Kinh Doanh & Bộ SALEKIT Bán Hàng Gồm:
  • Chính sách bán hàng mới nhất.
  • Tiến độ giao nhận và thanh toán nhanh nhất.
  • Chương trình Ưu đãi khuyến mại.
  • Hình ảnh chi tiết về sản phẩm.
  • Bảng check và báo giá chi tiết.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Tuesday, June 4, 2019


Đánh trúng tâm lý của nhiều người khi dịch sốt xuất huyết đang ở mức 'báo động đỏ', các sản phẩm tinh dầu đuổi muỗi đã được rao bán tràn lan. Tuy nhiên, phần đông người dùng lại không nắm rõ tác dụng và tác hại khôn lường của 'con dao hai lưỡi' này.

Rối loạn giá cả
Bên cạnh những giải pháp truyền thống như phun thuốc diệt muỗi, đốt hương muỗi, thuốc bôi ngoài da… thì tinh dầu sả chanh được xem là sản phẩm ăn theo “nóng” nhất mùa dịch sốt xuất huyết hiện nay. Chị Ánh Dương (ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, nhà ở tầng 5 chung cư nên gia đình không có thói quen mắc màn khi đi ngủ. Tuy nhiên, gần đây trong nhà xuất hiện khá nhiều muỗi. Để tránh cho đứa con nhỏ mới 5 tuổi không bị rơi vào dịch, chị Dương đã dùng máy xông tinh dầu 24/24 giờ để... đuổi muỗi.
“Tìm hiểu trên mạng tôi thấy nhiều quảng cáo nói đến công dụng tuyệt đối an toàn của tinh dầu sả chanh. Mùi thơm tinh dầu có tác dụng xua đuổi chứ không diệt muỗi, do đó không gây hại đến sức khỏe con người. Vì thế, tôi đã đầu tư mua bộ đèn xông và tinh dầu hết gần 600.000 đồng. Hơn 1 tháng qua trong nhà tôi lúc nào trong nhà cũng có mùi thơm dịu mát sả chanh”, chị Dương vui mừng nói.
Do nhu cầu lớn từ phía người tiêu dùng nên thị trường nguồn cung cũng rất đa dạng từ xuất xứ đến giá tiền. Dạo qua những tiệm thuốc tây trên đường Doãn Kế Thiện, Đê La Thành… hoặc những shop bán đồ tiêu dùng cho mẹ và bé, người mua dễ dàng nhận được rất nhiều lời tư vấn về sản phẩm tinh dầu sả chanh đuổi muỗi. Thậm chí khách hàng chỉ cần ngồi tại nhà đặt mua hàng online từ các trang quảng cáo hay những Fanpage trên mạng xã hội Facebook. Điều đáng nói là ngoài giá cả chênh lệch khá nhiều thì chất lượng sản phẩm cũng không đồng nhất. Khách mua hàng chủ yếu dựa vào lời cam kết “không hóa chất và siêu an toàn cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai” từ người bán.
Theo khảo sát của phóng viên, cùng là tinh dầu sả chanh, lọ 50ml và lọ 100ml được giới thiệu nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ có giá bán 150.000-250.000 đồng/1 lọ, nhưng tại một địa chỉ khác lại có giá 200.000-300.000 đồng/1 lọ. Tuy nhiên, có nơi lọ 10ml đã có giá 105.000 đồng hoặc 60.000 đồng. Trong khi đó, sản phẩm 10ml được cho là cơ sở trong nước sản xuất hoặc gia đình sản xuất thủ công có giá 80.000 đồng. Tương tự, máy đuổi muỗi xông tinh dầu Nhật Bản 60 ngày mức lại giá chênh nhau từ 210.000 đồng đến 320.000 đồng.
Trên trang cá nhân có tên U.E.S, khi giới thiệu sản phẩm tinh dầu sả chanh do gia đình tự chưng cất, có giá 80.000 đồng/lọ 10ml tặng kèm lọ xịt. Người bán còn ghi tỉ mỉ kinh nghiệm đuổi muỗi trong mùa dịch sốt xuất huyết cho con như sau: “Trời nhá nhem tối, mình thoa một giọt tinh dầu vào ống chân quần, tay áo, cổ áo của con trai bé nhỏ để muỗi tránh xa. Nếu muốn thoa trực tiếp lên da cần pha với một chút tinh dầu dừa để làm loãng tinh dầu sả chanh và để lưu giữ tinh dầu trên da lâu hơn”. Ngược lại, người bán có tên B.H.N lại hướng dẫn cách dùng khác: “Tinh dầu sả chanh các mẹ yên tâm có thể bôi trực tiếp lên da bé, dùng làm tinh dầu massage thư giãn cực kì dễ chịu ạ”.
Gắn từ khóa sốt xuất huyết vào tên gọi của shop bán online, một lọ tinh dầu sả chanh 50ml sản xuất trong nước có giá 149.000 đồng sẽ giảm xuống 129.000 đồng nếu người mua Like (thích) page hoặc chia sẻ bài viết. Khi được hỏi đến sự an toàn cho da mẫn cảm, người bán cam đoan đã bán mấy nghìn hộp nhưng chưa thấy ai kêu dị ứng vì tinh dầu rất lành. Theo tư vấn, nếu mua để đuổi muỗi có thể dùng với đèn xông tinh dầu hoặc nhỏ 7-10 giọt tinh dầu để lau nhà, nhỏ vào các ngóc ngách trong nhà để đuổi muỗi.
Đổ bệnh vì tinh dầu
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay- nguyên Trưởng Khoa Y học cổ truyền (Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh), mùi vị của cây sả chanh làm tê liệt thần kinh của muỗi và khiến chúng bị mất phương hướng. Do đó, tinh dầu sả chanh cũng có tác dụng rất tốt trong việc xua đuổi muỗi, phòng chống sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, vị bác sĩ cũng khuyến cáo, trên thị trường có nhiều loại tinh dầu giá rẻ, thường là hương liệu tổng hợp. Một số chất trong tạo mùi thơm có độc tính đối với cơ thể như toluen, aceton, focmaldehit… có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, gây tổn thương hệ thần kinh. Những sản phẩm có mùi càng thơm, hương lưu lâu càng chứa nhiều hóa chất. Nguy hại nhất là tinh dầu thơm hóa học có nguồn gốc dạng benzene đa vòng thơm và các dẫn chất của benzene.
“Benzene là một hóa chất có trong danh sách các chất được công nhận có thể gây ung thư trên con người. Nếu làm việc ở nơi có quá nhiều vật dụng chứa benzene, hít thở không khí chứa nhiều benzene lâu ngày có thể bị tổn thương não không hồi phục, mờ mắt, nhức đầu kinh niên hay ngất xỉu. Với phụ nữ, nhiễm benzene có thể gây teo buồng trứng và hậu quả là vô sinh, gây rối loạn kinh nguyệt. Với đàn ông có thể làm biến dạng hoặc giảm chất lượng tinh trùng, gây thiếu máu, rối loạn hồng cầu”, PGS.TS Bay nhấn mạnh.
Th.BS Nguyễn Trung Cấp- Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng chia sẻ: “Gốc rễ vấn đề là phải diệt lăng quăng, bọ gậy trong vũng nước. Nếu để nở thành muỗi thì đuổi theo rất khó. Nhà có trẻ nhỏ nên để trẻ trong màn, trẻ lớn hơn cần lưu ý mặc quần áo dài và chơi trong căn phòng đủ ánh sáng thì muỗi ít hoạt động hơn”.
Ngoài ra, tùy theo cơ địa của mỗi người có thể xảy ra phản ứng nhạy cảm khác nhau. Việc sử dụng tinh dầu nồng độ cao có thể gây ra phỏng. Đặc biệt, với người có bệnh hen suyễn mãn tính, da dễ phản ứng nhạy cảm, gia đình có trẻ sơ sinh không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với tinh dầu. Đối với những người dị ứng mùi thơm khi tiếp xúc với hóa chất có mùi sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn thứ phát... Thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ. Đa số cơ thể không thể hiện phản ứng hương thơm trong thời gian ngắn, mà chỉ phản ứng khi bị tác động lâu dài, "tích" đủ lượng… thì sẽ gây tổn hại sức khỏe.
Vị bác sĩ cũng cho biết, từng có bệnh nhân bị dị ứng do dùng tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với da, dẫn đến viêm loét da nặng. “Tinh dầu được chưng cất và chiết xuất từ thiên nhiên. Vì vậy nồng độ các thành phần trong tinh dầu nguyên chất rất cao. Người dùng tinh dầu loại này sẽ tạo nên chất dư thừa và có thể phản tác dụng”, PGS.TS Bay giải thích thêm.
Theo các chuyên gia, một loại tinh dầu không dùng quá 3 tuần, tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc, giảm hiệu quả. Nếu dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng nhưng không quá 6 tháng. Người lần đầu sử dụng nên thực hiện một bài test bằng cách nhỏ một giọt tinh dầu nguyên chất vào 10ml nước ấm rồi lắc đều. Sau đó thoa lên vùng da mỏng nhất để thử phản ứng trong vòng 24 giờ.
Mai Phương


Read More »
Đăng bởi Ngọc Hải lúc lúc June 04, 2019 0 bình luận

Sunday, June 2, 2019


Công trình thâm canh trồng sả trên vùng đất biến đổi khí hậu để thu tinh dầu phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của TS Lê Văn Tri cùng đồng nghiệp vừa đoạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam 2016 (VIFOTEC) và cúp vàng WIPO thế giới 2016. Công trình góp phần bảo vệ môi trường, giảm nghèo cho vùng hạn hán, xâm nhập mặn nhờ tối ưu hóa lợi ích của cây sả qua việc tận dụng lá để chưng cất tinh dầu và bã thải nhằm sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Trong quá trình đi thực tế, chứng kiến người dân chỉ sử dụng phần củ của cây sả chanh cho chế biến thực phẩm, còn lá thì vứt đi hoặc để khô rồi đốt, TS Lê Văn Tri nhận thấy việc làm này rất lãng phí và suy nghĩ liệu có cách nào tận dụng lá của cây sả như làm phân bón hữu cơ hay không? Cuối năm 2012, TS Lê Văn Tri cùng đồng nghiệp bắt đầu nghiên cứu và phát hiện trong lá sả chứa hàm lượng tinh dầu dù không lớn nhưng rất có ích. Tinh dầu sả có thể sử dụng trong các ngành y - dược, thuốc bảo vệ thực vật, mỹ phẩm, sát trùng, xà phòng... Hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tinh dầu sả. Mong muốn xuất khẩu tinh dầu sả cũng như tận dụng các chế phẩm từ cây sả đã tạo cho TS Lê Văn Tri hứng thú với loại cây này.
Một nghiên cứu toàn diện về cây sả đã được TS Lê Văn Tri và các cộng sự tiến hành. Theo đó, sả là cây trồng thích ứng tốt với điều kiện đất khô hạn và xâm nhập mặn, ít nhiễm sâu bệnh hại. Bộ rễ phân bố rộng có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, chống rửa trôi hiệu quả. Cây sả không chỉ thích ứng nơi hạn hán vùng đồi núi từ bắc vào nam, mà còn chịu được trong điều kiện ngập mặn, chua phèn như ở Tiền Giang hoặc Cà Mau. Thực tế khi nhóm nghiên cứu cất tinh dầu sả chanh của Tiền Giang so với sả chanh của Hòa Bình thì cảm thấy có mùi thơm đặc trưng hơn do tỷ lệ tinh dầu thu được và phần trăm các chất có trong tinh dầu. “Ðiều này là cơ sở rất tốt để phát triển các vùng nguyên liệu ở mọi nơi và mọi vùng có biến đổi khí hậu khó lường”, TS Lê Văn Tri cho biết.
Ngoài cây sả chanh, ở Việt Nam và thế giới còn loại cây sả java chuyên lấy lá, thích hợp trồng vùng đồi hạn hán. Ðể nâng cao hiệu quả kinh tế, người dân có thể trồng xen canh cây sả java với cây cao-su và một số cây ăn quả. Cây cao-su thường trồng cách nhau 15 m, chỗ đất trống nếu xen canh đậu tương hay ngô thì phải thu hoạch hằng năm, chăm sóc phức tạp, trong khi sả chịu hạn tốt, không cần chăm sóc nhiều, còn có tác dụng đuổi ruồi muỗi, rắn rết. Bài toán đặt ra lúc này là việc ứng dụng công nghệ để thu được tinh dầu tối đa ở cả cây sả chanh và cây sả java.
TS Lê Văn Tri cho biết, Việt Nam và thế giới lúc này chỉ có công nghệ thu cất tinh dầu bằng phương pháp cuốn hơi nước. Phương pháp này chỉ cần cho lá vào nồi, đun lên, nước bay hơi thì tinh dầu sẽ bay theo, sau đó làm lạnh để đưa tinh dầu và nước vào bình, tinh dầu nổi lên trên sẽ được chiết tách ra. Tuy nhiên, thời gian chưng cất quá lâu, khoảng sáu đến 12 giờ, lượng tinh dầu không tập trung, tốn nhiều nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy mô chưng cất nhỏ lẻ. Ðể khắc phục hạn chế này, TS Lê Văn Tri đã sử dụng công nghệ áp lực phá vỡ túi tinh dầu bằng thiết bị tự lắp đặt tại phòng thí nghiệm. Thiết bị này bao gồm hai nồi khử trùng thông nhau, trong đó một nồi tạo áp lực, nồi còn lại chưng cất bình thường. Áp lực phá vỡ các tế bào, tức là túi tinh dầu trong lá, từ đó thu lại được tinh dầu. Từ kết quả trong phòng thí nghiệm, TS Lê Văn Tri cùng cộng sự thiết kế chế tạo cụm thiết bị chưng cất quy mô công nghiệp, với 50 đến 100 tấn lá sả chanh một ngày. Hệ thống công nghệ giúp giảm lượng nước tiêu hao trong quá trình sản xuất xuống hơn 80%, thời gian chưng cất còn hai giờ mỗi mẻ. Thiết bị được điều khiển tự động, giúp giảm chi phí lao động.
Nguồn bã thải sau chưng cất tinh dầu tại các cơ sở hiện nay chủ yếu là đốt, rải trên mặt ruộng gây ô nhiễm môi trường. Ðể khắc phục tình trạng này, TS Lê Văn Tri nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh để xử lý và sản xuất thành phân bón hữu cơ vi sinh. Loại phân bón này có khả năng xua đuổi côn trùng và diệt tuyến trùng trong đất. Ngoài ra, phân bón hữu cơ vi sinh có khả năng giữ ẩm cao, rất tốt khi bón cho cây công nghiệp (sả, cà-phê, hồ tiêu) vào cuối mùa mưa. Cách tận dụng bã sả thay vì đốt bỏ giúp giảm ô nhiễm, bảo vệ bền vững tài nguyên đất.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, quy trình “trồng sả - thu tinh dầu - sản xuất phân bón” có thể mang lại hiệu quả kinh tế khoảng hơn 143 triệu đồng/năm/ha. Kết quả này do đầu tư cho trồng sả thấp, thời gian thu hoạch nhanh và kéo dài, khả năng chống chịu tốt nên hiệu quả từ trồng sả cao, gấp bảy đến tám lần so với trồng lúa. Người dân không những tăng thu nhập từ việc bán lá, củ mà còn thêm khoản lợi lớn từ việc thu tinh dầu, từ lượng bã sả làm phân bón hữu cơ vi sinh. Trên diện tích thâm canh 20 ha trồng sả, một nhà máy sản xuất tinh dầu sẽ thu về lợi nhuận từ 1,5 đến 1,6 tỷ đồng mỗi năm.
Với ưu điểm dễ thực hiện, công nghệ đã được áp dụng tại nhiều địa phương, nhất là những nơi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và khô hạn như Tiền Giang, Quảng Bình, Ðác Lắc, Gia Lai, Hòa Bình. Hiện nay, Công ty cổ phần công nghệ sinh học của TS Lê Văn Tri đang làm các thủ tục để có thể làm chỉ dẫn địa lý cho các loại tinh dầu ở các địa điểm khác nhau. Công ty đang thực hiện các dự án của Bộ Khoa học và Công nghệ phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chưng cất tinh dầu, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế để tiến tới hình thành nhà máy liên doanh sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc tinh dầu tự nhiên ở Việt Nam. Với những thành công bước đầu, TS Lê Văn Tri dự định sẽ tiếp tục thử nghiệm ứng dụng công nghệ vào sản xuất các loại tinh dầu từ cây trồng khác như hồi, quế, tràm…
HẠNH NGUYÊN

Read More »
Đăng bởi Ngọc Hải lúc lúc June 02, 2019 0 bình luận

Sả chanh là một thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng. Từ xưa người dân đã biết trồng sả quanh nhà để xua đuổi muỗi, đun nước xông, giải cảm, tắm cho trẻ mùa đông… Từ công dụng của sả và nguồn nguyên liệu canh tác tại chỗ, HTX Nông dược xanh Tinh Hoa (huyện Hoành Bồ) đã điều chế ra tinh dầu sả chanh, tiện lợi cho đời sống hàng ngày.
Ông Phạm Thanh Phong, Giám đốc HTX Nông dược xanh Tinh Hoa, cho biết: Cây sả, đặc biệt là sả chanh là thứ thảo dược được người dân địa phương trồng nhiều. Thế nhưng, đa phần bà con chỉ thu hoạch củ, bỏ lá nên rất lãng phí. Qua tìm hiểu thị trường, chúng tôi thấy tinh dầu sả rất hợp thị hiếu người tiêu dùng. Hơn nữa, hiện nhiều loại tinh dầu đều có nhược điểm là dễ bay hơi, mất mùi. Vì thế, chúng tôi đã nghiên cứu chế tạo tinh dầu sả chanh đậm đặc, tác dụng lâu bền, vừa tiện lợi, dễ sử dụng, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương.

Từ ý tưởng này, ngoài thu mua trong dân, năm 2015, đơn vị đã tìm hiểu và lấy nguồn giống cây sả chanh ở Sa Pa, nơi có nguồn giống tốt, cho chất lượng tinh dầu cao. Nhờ phù hợp chất đất, khí hậu lạnh ở vùng núi phía Tây Hoành Bồ, HTX đã canh tác được khoảng 1ha theo hình thức xen canh và phân phối giống cho các hộ dân có nhu cầu.
Thông thường, sả có tinh dầu nhiều và tốt nhất sau khoảng hơn 10 tháng canh tác. Để có chất lượng dầu sả chanh tốt, đơn vị chọn thu hoạch vào mùa khô hằng năm để tránh mùa mưa, cây sả ngậm nước nhiều, giảm chất lượng tinh dầu. Cây sả chanh sau khi thu hoạch về được sơ loại, đưa vào máy khuấy rửa, để ráo nước rồi chặt thành từng đoạn nhỏ, rửa sạch, để qua đêm hoặc phơi nhanh qua một nắng. Sau đó sả chanh được cho vào chưng cất khoảng 4h. Ban đầu, sả được đun sôi cùng nước ở nhiệt độ cao, sau đó được đun đều, ổn định ở 80 độ để tinh dầu sả bay hơi. "Để có chất lượng sản phẩm tốt, tinh dầu sả được chưng cất theo tỷ lệ 1-5, tức là để thu được 10ml tinh dầu sẽ phải chưng cất từ 5kg sả chanh tươi. Thông thường, một mẻ chưng cất là 20kg sả chanh tươi sẽ cho ra 45-50ml tinh dầu sả nguyên chất" - anh Nguyễn Văn Thắng, kỹ thuật viên HTX chia sẻ.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đơn vị đã chuyển giao công nghệ và dây chuyền sản xuất tinh dầu sả từ Đài Loan, trị giá trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, đơn vị còn đầu tư hệ thống nhà xưởng, kho bãi, máy băm, khuấy rửa sả, dây chuyền đóng gói...
Hiện, nhu cầu của thị trường về tinh dầu sả chanh rất cao, tuy nhiên việc sản xuất của đơn vị chưa đủ cung cấp cho thị trường. Sản lượng sản xuất tiêu thụ mỗi năm của đơn vị khoảng 500 lọ (10 - 20ml/lọ). Sản phẩm của đơn vị chủ yếu bán tại địa phương, xuất ra thị trường Hà Nội và theo đơn đặt hàng của các đối tác.

Để đa dạng hóa sản phẩm, hiện HTX Nông dược xanh Tinh Hoa đang thử nghiệm đóng sản phẩm tinh dầu sả chanh đựng trong lọ thủy tinh, nắp gỗ, tự khuếch tán hương thơm qua chuyển động hoặc rung lắc lọ. Đây là sản phẩm tiện dụng, có thể dùng treo trên xe ô tô, trong nhà, tủ quần áo, nhằm đuổi côn trùng, tạo hương thơm dễ chịu… Tinh dầu sả chanh được công nhận là Sản phẩm OCOP năm 2016.
"Để mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, thời gian tới, chúng tôi dự kiến mở rộng diện tích trồng cây sả chanh, nâng cao năng suất chế biến của dây chuyền chưng cất" - ông Phạm Thanh Phong, Giám đốc HTX chia sẻ.

Read More »
Đăng bởi Ngọc Hải lúc lúc June 02, 2019 0 bình luận

Với khả năng khử mùi, diệt khuẩn, làm lành vết thương cũng như thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng; tinh dầu sả chanh là một trong những sản phẩm được ưa chuộng tại các spa cũng như gia đình.

5 công dụng của tinh dầu sả chanh
Không như nhiều người lầm tưởng thì tinh dầu sả chanh được chiết xuất từ lá và và thân cây sả chanh - loại thảo dược thuộc họ cỏ Poaceae. Tinh chất từ cây sả chanh chứa rất nhiều loại vitamin là A, B2, B2, B3, B5, C, Folate. Ngoài ra còn có các loại khoáng chất magie, mangan, kali, kẽm, sắt…
Với các thành phần này mà tinh dầu sả chanh mang đến rất nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe, môi trường sống:
- Khử mùi, diệt khuẩn: Hàm lượng Citral cao trong loại tinh dầu này có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm cực kỳ mạnh. Bởi vậy, sử dụng tinh dầu sả chanh sẽ giúp làm sạch không khí, khử mùi hiệu quả, đồng thời loại bỏ vi khuẩn, giảm thiểu vi rút.
Hương thơm thoang thoảng nhẹ dịu còn át đi những mùi hôi khó chịu như thuốc lá, ẩm mốc, mùi của vật nuôi, mùi xe…
- Giải tỏa căng thẳng, stress: Mùi hương nhẹ dịu của tinh dầu sả chanh sẽ giúp cải thiện hệ thần kinh, tỉnh táo tinh thần, tập trung trí tuệ, điều trị chứng giảm trí nhớ. Xông hơi với tinh dầu sả chanh còn giúp khí huyết lưu thông, giải cảm.
- Đuổi muỗi và côn trùng: Hương sả chanh rất dễ chịu với con người nhưng lại là “khắc tinh” của côn trùng, đặc biệt là muỗi. Bởi hương thơm này làm chúng bị mất kiểm soát, không phân biệt được hướng bay. Nên tinh dầu sả chanh được sử dụng rất rộng rãi để phòng tránh côn trùng.
- Làm lành vết thương: Chỉ cần rửa vết thương với dung dịch nước ấm pha tinh dầu sả chanh sẽ giúp vết thương, vết bầm tím nhanh lành hơn. Không những thế, với đặc tính kháng khuẩn xông hơi với loại tinh dầu này còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn, dưỡng da mịn đẹp.
- Dưỡng tóc bóng khỏe: Cũng giống như trái bồ kết, khi gội đầu với tinh dầu sả chanh sẽ giúp làm sạch gàu, dưỡng tóc suôn mượt, giảm hiện tượng gãy rụng.
Cách sử dụng tinh dầu sả chanh trong spa và gia đình
Tùy vào mục đích mà các spa cũng như các gia đình có thể áp dụng các sử dụng tinh dầu sả chanh dưới đây:
- Xông hương: Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán. Rồi cắm điện khởi động máy, tinh dầu sẽ bắt đầu lan tỏa ra khắp không gian nhanh chóng.
- Dùng tinh dầu sả chanh thiên nhiên xoa lên da chống muỗi đốt. Hoặc nhỏ vài giọt lên miếng bông gòn đặt trong góc phòng ngủ, bếp… để xua muỗi, côn trùng.
- Dùng để pha chế dầu massage: Để tăng cường hiệu quả của quy trình massage, hỗ trợ làm đẹp da, bạn chỉ cần pha loãng khoảng 10 - 15 giọt tinh dầu sả chanh với 30ml dầu nền hạt nho/ ô liu/ jojoba… rồi thoa lên cơ thể và thực hiện các động tác massage.
- Xông hơi giải cảm: Nhỏ vài giọt tinh dầu sả chanh cùng tinh dầu hương nhu, bưởi vào chậu nước ấm. Đưa mặt cách chậu nước khoảng 30cm, và dùng khăn trùm kín để hơi nóng tỏa lên mặt trong 15 phút. Hơi nóng cùng hương thơm tinh dầu sẽ giúp giảm cảm cúm, đau đầu.
- Giảm chứng đầy hơi, hạ đường huyết: Chỉ cần nhỏ một giọt tinh dầu vào cốc nước ấm hoặc cốc trà để uống. Thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ giúp cân bằng đường huyết, giảm chướng bụng, đầy hơi.
Ngoài ra, tinh dầu sả chanh còn được sử dụng để thêm vào kem dưỡng da, cho vào nước lau nhà, hay bồn tắm để ngâm mình…
Một lưu ý cực kỳ quan trọng là các spa, gia đình phải lựa chọn được loại tinh dầu sả chanh thiên nhiên, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong quá trình sử dụng.

Read More »
Đăng bởi Ngọc Hải lúc lúc June 02, 2019 0 bình luận

Saturday, June 1, 2019


PROTEIN - BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?

Protein là gì?
Protein được gọi là khối xây dựng của cuộc sống. Chúng phân hủy thành các axit amin được sử dụng trong sự phát triển và sửa chữa tế bào. Cơ thể chúng ta cần protein cho cơ xương, da, máu và collagen. Các enzyme trong cơ thể chúng ta cũng chỉ là các protein, mặc dù là chuyên biệt.
Chúng ta nhận được protein chủ yếu từ các sản phẩm động vật như thịt, cá, trứng, sữa và một lượng nhỏ hơn từ thực phẩm dựa trên thực vật như đậu phụ, các loại rau. Không giống như chất béo và carbonhydrate, cơ thể không lưu trữ năng lượng từ protein. Những gì không được sử dụng bởi cơ thể được xử lý thông qua thận và bị đào thải. Đây là tin tốt cho những người tìm cách tiếp cận hoặc duy trì một phạm vi cân nặng lành mạnh.
Bạn có biết rằng có đến một phần ba phụ nữ 20 - 40 tuổi không đáp ứng lượng tiêu thụ hằng ngày  (RDI) cho protein không? Vì vậy, bao nhiêu là đủ? Điều này phụ thuộc vào giai đoạn của cuộc sống và mức độ hoạt động của bạn. RDI khuyến cáo cho người ít vận động là khoảng 0,8 gram/ kg trọng lượng cơ thể (hoặc trọng lượng cơ thể lý tưởng nếu trong quá trình giảm cân)
Đối với phụ nữ 65kg trung bình, lượng tiêu thụ hằng ngày được đề nghị là 52 gram protein. Những yêu cầu này tăng lên 0,1g/kg trọng lượng cơ thể trong khi mang thai và 1,1g/kg trọng lượng cơ thể trong khi cho con bú. Người cao tuổi và những người hồi phục sau chấn thương có nhu cầu protein cao hơn một chút so với người lớn nói chung. Bỏng và bệnh nhân ung thư cần lượng protein cao nhất khoảng 2g/kg khối lượng cơ thể

Protein cho các quần thể hoạt động
Giả sử rằng bạn nhận được một số bài tập thường xuyên, yêu cầu protein của bạn sẽ cao hơn một chút so với những người ít vận động. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vận động viên độ bền cần 1,2 - 1,4 gram protein cho mỗi kg khối lượng cơ thể và cho vận động viên sức khỏe, bất cứ nơi nào từ 1,4 - 2,0g/kg khối lượng cơ thể là bắt buộc.
MỘt nguyên tắc tốt là lấy khoảng 15% nhu cầu năng lượng hằng ngày từ các nguồn protein. Đối với một người tiêu thụ năng lượng tổng cộng 6000kJ/ngày, năng lượng của họ từ cac nguồn protein sẽ là khoảng 900kJ (hoặc 53 gram protein là 1 gram protein = 17kJ)
Trái ngược với một số niềm tin, khôn có bằng chứng để hỗ trợ khái niệm rằng tiêu thụ protein cao có bất kì tác động bất lợi nào đối với một cơ thể khỏe mạnh bình thưởng. Tuy nhiên, hạn chế protein thường được quan sát thấy bởi những người có vấn đề thận hoặc chức năng thận bị tổn hại. Nếu bạn nghi ngờ bất kì vấn đề về thận, bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi tiêu thụ lớn hơn RDI cho protein hoặc bắt tay vào bất kì chương trình giảm cân nào.

Protein để giảm cân
Những người đang tìm cách để giảm cân nhằm mục đích để tăng protein trong chết độ ăn uống của họ. Điều này phục vụ một số mục đích. Protein giúp mang lại cảm giác no sau khi tiêu thụ nó. Điều này là do bạn mất nhiều thời gian để tiêu hóa protein hơn carbohydrate, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Từ quan điểm giảm cân, việc tăng protein sẽ giúp giảm đói và cảm giác thèm ăn và giảm sự thôi thúc để lấy một món ăn giàu carbohydrate. Đối với những người theo một kế hoạch carbohydrate thấp, protein sẽ giúp duy trì khối lượng cơ nạc đảm bảo rằng cơ bắp không bị phá vỡ. Điều này duy trì một sự trao đổi chất để tối đa hóa khả năng đốt cháy năng lượng dư thừa của cơ thể. Khi có kế hoạch ăn carbohydrate thấp, đảm bảo bạn tiêu thụ 15-30% nhu cầu năng lượng hằng ngày của bạn từ các nguồn protein.

Hàm lượng protein của các nguồn thực phẩm phổ biến.
Cho dù bạn là một người ăn thịt hoặc ăn chay hay thuần chay, có rất nhiều loại thực phẩm để làm bạn thích thú và cung cấp cho bạn lượng protein thích hợp. Đối với người ăn thịt, sự lựa chọn rõ ràng là các loại thịt như gà, bò, heo và cá vì các loại thực phẩm này có khoảng 1/3 protein. Đối với người ăn chay, các sản phẩm từ sữa và trứng thường là chất đạm chủ yếu trong tủ lạnh. Người ăn chay phải dựa vào protein thực vật. Các sản phẩm đậu tương như đậu phụ là một trong những nguồn protein thực vật giàu nhất cho người ăn chay. 

Hãy kiểm tra các yêu cầu protein của bạn và đảm bảo rằng bạn đang nhận đủ và để đáp ứng yêu cầu hằng ngày của bạn và giữ cho bạn cảm thấy hài lòng suốt cả ngày.  
(Nguồn st).

Read More »
Đăng bởi Ngọc Hải lúc lúc June 01, 2019 0 bình luận
Copyright © 2018. NguyenQuangVinh.net, Edit by Daotaotinhoc.vn
//PART 2